Chuyến hàng chở vàng HMS_Edinburgh_(16)

Vào lúc Edinburgh bị đánh chìm, nó đang chở theo 4,5 tấn Anh (4.570 kg) vàng, là một phần của khoản tiền mà Stalin thanh toán cho số hàng hóa tiếp liệu được phe Đồng Minh cung cấp cho Liên Xô. 465 thỏi vàng chứa trong 93 thùng gỗ được chất các phòng chứa bom bọc thép bên mạn phải của con tàu, không xa vị trí bị trúng quả ngư lôi thứ nhất. Vào lúc đó, ước lượng số vàng nó chuyên chở trị giá khoảng 1.547.080 Bảng Anh.

Vào năm 1954, Chính phủ Anh trao quyền trục vớt chiếc Edinburgh cho Risdon Beazley Ltd., một công ty trục vớt hoạt động bên ngoài Vương quốc Anh; nhưng dự án bị dừng lại do mối quan hệ chính trị căng thẳng giữa phương Tây và Liên bang Xô viết. Vào năm 1957, xác tàu đắm được liệt kê như một di tích chiến tranh, khiến mọi nỗ lực nhằm khảo sát hay trục vớt trở nên phức tạp.

Vào cuối những năm 1970, mối quan tâm về Edinburgh sống lại, và Chính phủ Anh tìm cách thu hồi số vàng. Đó không chỉ vì lượng trữ kim có giá trị bổ sung vào kho bạc quốc gia, nhưng cũng vì mối lo ngại ngày càng gia tăng xác tàu đắm sẽ bị đánh cắp bởi những tay thợ lặn bất hợp pháp vô lương tâm, hay tệ hơn là do bởi người Xô Viết, do nó nằm ngay trong vùng biển lân cận với họ.

Vào đầu những năm 1980, một công ty tên Jessop Marine, do Keith Jessop, một thợ lặn nhiều kinh nghiệm điều hành, đã được trao quyền trục vớt Edinburgh. Jessop thắng được hợp đồng do phương pháp của ông sử dụng thợ lặn và những máy cắt phức tạp, được cho là phù hợp hơn đối với một di tích chiến tranh, hơn là phương pháp dùng chất nổ của những công ty khác.

Vào tháng 4 năm 1981, thay mặt cho Jessop Marine, chiếc tàu khảo sát Dammtor bắt đầu công việc tìm kiếm xác tàu đắm trong biển Barents. Chỉ sau mười ngày, họ đã tìm thấy địa điểm an nghỉ sau cùng của con tàu ở tọa độ xấp xỉ 72°B 35°Đ / 72°B 35°Đ / 72; 35, và ở độ sân 245 mét (800 ft). Sử dụng thiết bị máy ảnh đặc biệt, Dammtor ghi lại những hình ảnh chi tiết về xác tàu đắm, cho phép Jessop và các thợ lặn của ông vạch kế hoạch cẩn thận cho công việc trục vớt.

Cuối năm đó, vào ngày 30 tháng 8, chiếc tàu hỗ trợ lặn Stephaniturm đi đến hiện trường, và công tác trục vớt được bắt đầu thực hiện. Nhiều thợ lặn bị thương trong công việc, nhưng vào ngày 15 tháng 9 năm 1981, một thợ lặn cuối cùng cũng vào được phòng chứa bom và thu được một thỏi vàng. Đến ngày 7 tháng 10, tình hình thời tiết xấu đã buộc phải ngừng công việc lặn, nhưng cho đến lúc đó, 431 trong số 465 thỏi vàng đã được thu hồi, có giá trị vào lúc đó lên đến trên 43 triệu Bảng Anh. Có thêm 29 thỏi vàng khác được thu hồi trong hoạt động trục vớt tiếp theo vào năm 1986, nâng tổng số được tìm thấy lên 460 thỏi, chỉ còn sót lại 5 thỏi bị thất lạc.[5]